Doa là thuật ngữ chuyên ngành cơ khí giúp nâng cao độ chính xác của lỗ khoan có kích thước chuẩn. Để tìm hiểu sâu hơn về mũi doa là gì? Cấu tạo của mũi doa như thế nào? Có bí quyết nào sử dụng và bả quản mũi doa bền bỉ không? Hay đọc ngay bài viết này của chúng tôi.
1. Mũi doa là gì? Cấu tạo của mũi doa
Mũi doa là mũi khoan lỗ để gia công các lỗ ghép chính xác đến IT5 với độ bóng bề mặt cao. Chúng được thực hiện trên các loại máy như máy khoan, máy phay, máy doa hoặc thực hiện bằng tay.
Cấu tạo của mũi doa
Mũi doa được
cấu tạo bởi 3 phần chính, đặc biệt quan trọng nó giúp doa hoạt động tốt nhất, cụ
thể như sau:
- Phần làm việc:
- Phần dẫn hướng: có góc côn đỉnh bằng 90°.
- Phần cắt: thực hiện các công việc cắt.
- Phần sửa đóng: là quá trình cắt và sửa đúng cho lỗ gia công, bên cạnh đó còn là nơi dự trữ để mài lại mũi doa khi mòn.
- Phần côn ngược: có tác dụng làm giảm ma sát giữa mặt sau của doa và bề mặt đã gia công lỗ.
- Phần cổ: là phần kết nối giữa cán dao và phần làm việc
của mũi doa, trong quá trình chế tạo mũi doa.
- Phần cán doa:
- Mũi doa tay: phần cán được thiết kế ở dạng trụ có đầu vuông.
- Mũi doa máy: phần cán doa được chế tạo ở dạng đuôi côn hoặc đuôi trụ.
Mũi doa được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu thép gió, phần lưỡi
cắt được trang bị bởi hợp kim cứng hoặc kim cương đa tinh thể nhằm giúp cho quá
trình đo lường đường kính trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, các bước chia răng
không đồng đều nhằm tránh việc tạo ra độ rung, dấu dợn sóng và độ lệch đồng
tâm. Đồng thời, đường biên dẫn của lưỡi cắt phụ được thực hiện là bởi đường
biên mài mòn. Đường càng rộng thì có dạng hình học tốt hơn nhưng độ bóng lại xấu
hơn.
2. Những lưu ý khi dùng mũi doa
- Chọn mũi khoan đúng với mục đích sử dụng
- Lắp mũi khoan đủ chặt
- Dùng đúng chế độ của máy khi khoan, tận dụng tối đa
những chức năng mà máy có
- Làm mát trong quá trình khoan
- Dùng một lực thích hợp trong quá trình khoan
- Khống chế tốc độ của máy khoan một cách thích hợp
- Luôn đảm bảo độ đồng tâm của mũi khoan và trục
của máy khoan trong quá trình khoan
- Khoan nhiều tấm thép cùng lúc đúng cách
- Đảm bảo lấy hết lõi thép ra khi khoan nhiều lỗ
- Cố định chắc vật cần khoan
3. Bảo trì máy khoan và mũi doa sau khi sử dụng
- Kiểm tra chổi than định kì và đảm bảo nó không bị
mòn quá.
-Kiểm tra hệ thống dây dẫn phích cắm trước khi dùng
máy, đừng chủ quan.
- Dùng nước làm mát mũi khoan trong quá trình khoan giúp tăng
tuổi mũi khoan.
- Vệ sinh sạch sẽ máy và mũi khoan sau khi dùng.
- Không cố sử dụng những mũi khoan đã bị mòn.
Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về mũi doa và biết cách chọn lựa mũi doa phù hợp và sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả. Để được biết thêm chi tiết thông tin xin liên hệ với GSI - Đơn vị hiện đang cung cấp mũi doa chính hãng từ nhiều thương hiệu uy tín như Atorn, Pferd.
Ngoài ra, GSI còn cung cấp đa dạng nhóm ngành dụng cụ cắt gọt kim loại: Mũi khoan ghép mảnh, mũi khoan HSS, mũi vát mép, dao phay ngón,...Liên hệ 0943 808 594 (Mr Dũng).
0 Nhận xét